Tìm hiểu về bệnh đau dạ dày và cách điều trị bệnh hiệu quả nhất

Đau dạ dày là căn bệnh khá phổ biến, gặp cả ở người lớn và trẻ nhỏ. Đau dạ dày nếu không được điều trị kịp thời rất dễ gây ra các biến chứng như ung thư dạy dày, viêm dạ dày, …. Vậy bệnh đau dạ dày là gì? Làm thế nào để chữa bệnh dứt điểm? Cùng chúng tôi theo dõi ngay bài viết dưới đây. 

Đau dạ dày là bệnh gì? Đau dạ dày xuất hiện ở vị trí nào?

Để làm sáng tỏ câu hỏi trên của rất nhiều người bệnh, chúng tôi đã tìm gặp lương y Trần Văn Nhi – Truyền nhân đời thứ 20 của dòng họ Trần Gia, lương y cho biết:

Trong Đông y, dạ dày là Tỳ, nằm giữa thực quản và tá tràng thuộc cơ quan tiêu hoá. Dạ dày là nơi chứa và tiêu hoá thức ăn.

Bệnh đau dạ dày xuất hiện ở cả nữ giới và cả nam giới. Hiện nay số lượng người đau dạ dày ở nước ta rất nhiều, và có xu hướng gia tăng. Lương y Trần Văn Nhi cũng cho biết bệnh đau dạ dày hay còn gọi là đau bao tử có liên quan tới vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP ở trạng thái mất cân bằng sẽ gây viêm loét dạ dày, viêm dạ dày rất nguy hiểm.

Bệnh đau dạ dày nếu không được điều trị kịp thời rất dễ gây ra các biến chứng nhu ung thư dạ dày, …

Đau dạ dày thường xuất hiện khá nhiều vùng trong dạ dày, tuỳ thuộc vào thể bệnh nặng hay nhẹ mà vị trí đau sẽ khác nhau. Nếu bạn đang thấy đau một trong những vùng sau thì bạn đã gặp căn bệnh đau dạ dày:

  • Đau thượng vị: Đau thượng vị sẽ xuất hiện vị trí trên rốn và dưới xương ức. Người bị đau thượng vị thường gặp cơn đau âm ỉ, đau lan đến lưng và ngực.

  • Đau bụng giữa: Vị trí này thuộc phần khoang bụng giữa và thường khó phát hiện với một số bệnh có cùng vị trí đau.

  • Đau dạ dày trái: Vị trí này người bệnh thường bị đau khi đói, và cũng đau âm ỉ, kéo dài.

5 nguyên nhân chính gây ra bệnh đau dạ dày

Theo lương y Trần Văn Nhi, một số nguyên nhân gây ra bệnh lý đau dạ dày như:

  • Căng thẳng: Căng thẳng kéo dài sẽ khiến dạ dày tiết ra nhiều dịch vị axit từ đó gây ra các cơn đau và viêm.

  • Ăn quá no hoặc nhịn đói: Nếu bạn ăn quá no dạ dày sẽ phải hoạt động quá sức, ăn nhiều làm đảo lộn tiến trình tiêu hoá. Tuy nhiên khi bạn đói dạ dày vẫn sẽ hoạt động nhiều nhưng không có thức ăn trong khi quá trình tiết dịch vị vẫn diễn ra, từ đó gây ra các cơn đau dạ dày.

  • Thức khuya: Việc bạn thường xuyên ngủ muộn, làm hoặc chơi quá khuya cũng ảnh hưởng đến dạ dày. Do lúc đó hoạt động co bóp vẫn diễn ra mà thức ăn đã được tiêu hóa nên người bệnh dễ bị đau.

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu axit hoặc đồ ăn giàu kiềm: Thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn, đồ ăn cay nóng gây ra tình trạng dư axit dạ dày. Môi trường này có lợi cho hại khuẩn, do đó bệnh lý dạ dày càng dễ xuất hiện.

  • Môi trường dạ dày ẩm: Trong dạ dày môi trường ẩm ướt chính vì vậy cả lợi khuẩn, hại khuẩn và ký sinh trùng đều tồn tại. Khi lượng thực ăn nạp vào dạ dày không sạch, HP xuất hiện, lợi khuẩn phát triển từ đó gây ra tình trạng đau bao tử.

Đau dạ dày có những triệu chứng gì?

Bệnh đau dạ dày thường có biểu hiện bệnh lý không rõ ràng chính vì vậy rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác. Tuy nhiên khi bị đau dạ dày sẽ xuất hiện các tình trạng sau:

  • Hoa mắt, buồn nôn: Do trong dạ dày có hiện tượng viêm loét khiến niêm mạc bị tổn thương nặng nên người bệnh thường xuyên buồn nôn, chóng mặt. Dù bạn không ăn thì cảm giác này vẫn xuất hiện. Đôi khi sẽ ói ra thức ăn, đôi khi lại chỉ trào lên dịch vàng.

  • Mệt mỏi, chán ăn: Người bị đau dạ dày thường chán ăn, cảm giác đầy hơi, chướng bụng, mất vị giác, có một số bệnh nhân sẽ sụt cân hay suy nhược cơ thể.

  • Khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng: Dạ dày bị tổn thương gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hoá. Vì vậy người đau dạ dày sẽ khó tiêu hoá hết thức ăn, gây ra tình trạng khó tiêu, chướng bụng, …

Bệnh đau dạ dày có nguy hiểm không?

Bệnh đau dạ dày cần được phát hiện và điều trị sớm, nếu không rất dễ gây ra một số biến chứng bệnh lý nguy hiểm như:

  • Hẹp môn vị: Hẹp môn vị là biến chứng nguy hiểm, người bệnh dễ đau bụng khi nằm và nôn ói ra thức ăn.

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Đau dạ dày nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến lớp niêm mạc bị tổn thương nặng nè, tình trạng này kéo dài sẽ khiến vi khuẩn lây lan sang các bộ phận lân cận.

  • Xuất huyết dạ dày: Là biến chứng dễ thấy ở người bệnh đã để tình trạng bệnh trở nặng, khi lớp niêm mạc đã bị tổn thương nặng nề dẫn đến hiện tượng chảy máu. Nếu không nhanh chóng chữa trị người bệnh đau bao tử có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.

  • Thủng dạ dày: Biến chứng thủng dạ dày tuy không gặp nhiều ở người bệnh đau dạ dày, chỉ khi bệnh quá nặng mà người bệnh không điều trị.

  • Ung thư dạ dày: Theo số liệu thống kê cho thấy có tới 9% tổng số người bệnh dạ dày bị biến chứng sang ung thư dạ dày. Mỗi năm có khoảng 800.000 ca tử vong.

Một số biện pháp chẩn đoán đau dạ dày

Vì có biểu hiện giống với một số bệnh lý khác, do đó để chẩn đoán chính xác bệnh lý dạ dày, các bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu sẽ cho biết chính xác dạ dày có vi khuẩn HP không, dù vậy tình trạng nhiễm trùng sẽ khó xác định. Xét nghiệm máu cũng giúp xác định người bệnh có chảy máu dạ dày hay không.

  • Kiểm tra hơi thở: Kiểm tra hơi thở giúp phát hiện người bệnh có vi khuẩn HP hay không

  • Xét nghiệm phân: Cũng là cách xác định vi khuẩn Hp có trong dạ dày hay không.

  • Chụp Xquang dạ dày, ruột non: Là cách để thu được hình ảnh kiểm tra xem trong những bộ phận này có dấu hiệu viêm hay bất thường khác không. Người bệnh sử dụng Bari (dung dịch) trước để chúng phủ lên niêm mạc, làm hình ảnh rõ nét.

  • Nội soi tiêu hoá trên: Bước kiểm tra này giúp phát hiện một số bất thường của đường tiêu hoá mà các phương pháp xét nghiệm không thể kiểm tra.

Cách chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả nhất hiện nay

Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người, bệnh đau dạ dày có thể chữa bằng nhiều phương pháp khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số cách chữa đau dạ dày dưới đây.

Chữa đau dạ dày bằng thuốc Tây

Khi bị đau dạ dày người bệnh có thể dễ dàng tìm kiếm các loại thuốc Tây y trên thị trường để làm giảm nhanh các cơn đau.

Một số dạng thuốc Tây chữa đau dạ dày như:

  • Thuốc trung hoà acid dịch vị

  • Thuốc ngăn tiết acid

  • Thuốc kháng sinh

  • Thuốc bảo vệ tế bào niêm mạc

Tuy nhiên hạn chế của Tây y là không điều trị được dứt điểm bệnh và dễ gây ra tình trạng nhờn thuốc. Khi sử dụng thuốc Tây người bệnh nên tham khảo ý kiến và tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chữa đau dạ dày bằng các mẹo dân gian

Từ xa xưa, cha ông luôn truyền lại các cách chữa bệnh đau dạ dày bằng những mẹo tự nhiên. Các mẹo dân gian áp dụng cho các trường hợp bệnh lý nhẹ, chưa nguy hiểm.

Sử dụng mật ong chữa đau dạ dày

Mật ong có khả năng kháng viêm, cung cấp năng lượng, nâng cao miễn dịch hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng tinh bột nghệ trộn đều với mật ong và sử dụng hàng ngày.

Chữa đau dạ dày bằng lá đu đủ

Lá cây đu đủ chứa nhiều chất Papain – loại chất này giúp phá huỷ protein và chất đạm, hỗ trợ giảm đau hiệu quả.

Bạn chỉ cần hãm lá đu đủ lấy nước uống mỗi ngày là được.

Chữa dứt điểm đau dạ dày bằng bài thuốc Đông y từ Trần Gia Đường

Theo lương y Trần Văn Nhi, trong Đông y bệnh đau dạ hay còn gọi là quản vị thống (thể hiện chung cho dấu hiệu đau vùng thượng vị và trung tiêu) thì có 4 thể bệnh đó là: Khí uất,  Hỏa uất, Huyết ứ, Thể tỳ vị hư hàn.

Các bài thuốc chữa đau dạ dày từ đông y đều là những bài thuốc từ cây cỏ tự nhiên, dược liệu sạch nên không gây ra các tác dụng phụ cũng như không gây biến chứng. Tuy thời gian sử dụng sẽ nhiều hơn so với Tây y nhưng hiệu quả cao và duy trì kết quả lâu dài ngay cả khi ngừng thuốc.

Bài thuốc chữa đau dạ dày của nhà thuốc Trần Gia Đường đã giúp hàng ngàn người bệnh dạ dày có được sức khoẻ khoẻ mạnh, cuộc sống viên mãn sau khi thoát khỏi căn bệnh đau dạ dày.

Bài thuốc chữa đau dạ dày của Trần Gia Đường là khắc tinh của bệnh dạ dày khi sở hữu công thức điều trị bệnh độc đáo từ bí quyết gia truyền của dòng họ Trần Gia.

Lương y Trần Văn Nhi cho biết bài thuốc gia truyền này với nhiều vị thuốc đặc biệt giúp kiện tỳ, bổ can thận, giảm tình trạng đau dạ dày, giúp người bệnh ăn ngon hơn, ngủ ngon hơn.

Bài thuốc này được bào chế từ hơn 30 dược liệu quý hiếm, trong đó có một số vị thuốc quý như: Lá khôi, nga truật, uất kim, bạch truật, thẻm soi

  • Lá khôi: Lá Khôi có tác dụng trong điều trị bệnh đau dạ dày, kiểm soát các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra như ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng…

  • Nga truật: Tác dụng tăng bài tiết dịch mật, ức chế nhẹ tiết dịch dạ dày được ứng dụng trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày do hiệu lực giảm bài tiết dịch vị.

  • Uất kim có tác dụng hành khí, phá ứ, giảm nhanh cơn đau vùng bụng

  • Bạch truật: Bạch truật có công dụng phòng và điều trị viêm loét dạ dày rất hiệu quả. Nó giúp giảm nhanh các cơn đau, cảm giác nóng rát vùng thượng vị, trợ giúp tiêu hóa và giúp người bệnh ăn ngon miệng. Đây là bài thuốc hữu hiệu được dùng điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, đi lỏng, ợ chua, ợ hơi.

Bài thuốc chữa đau dạ dày của Trần Gia Đường với cơ chế 3 tác động:

  • Tác động vào căn nguyên làm giảm yếu tố tấn công, tăng dịch vị bảo vệ dạ dày

  • Loại bỏ một số triệu chứng ợ hơi, ợ chua, tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh

  • Giảm đau, kháng viêm, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Bệnh nhân khi điều trị kịp thời và đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, chỉ sau 1 liệu trình 2-3  tháng tình trạng bệnh sẽ hiệu quả.

Rất nhiều bệnh nhân đã điều trị bệnh dạ dày thành công tại Trần Gia Đường, chú Nguyễn Văn Vinh là một bệnh nhân điều trị bệnh thành công chia sẻ:

“Tôi đã chữa trị rất nhiều nơi nhưng bệnh vẫn không dứt điểm, chỉ đến khi chữa tại Trần Gia Đường thì bệnh khỏi hoàn toàn, các cơn đau mạn sườn, ợ hơi, ợ chua biến mất hoàn toàn. Xin cảm ơn nhà thuốc rất nhiều”.

Một số lưu ý phòng ngừa bệnh đau dạ dày

Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc Đông y thì chế độ ăn uống cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh đau dạ dày.

Dưới đây là một số thực phẩm, trái cây tốt cho bệnh dạ dày người bệnh nên ăn:

  • Chuối xanh giúp trung hòa axit và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

  • Táo giúp bôi trơn hệ tiêu hóa, ức chế vi khuẩn và thúc đẩy hoạt động của đường ruột, trị táo bón.

  • Nước dừa chứa Mg, Ca, Ka giúp tiêu diệt khuẩn gây bệnh ở đường ruột.

  • Sử dụng gừng sẽ giảm ợ hơi, ợ chua

  • Sữa chua có tác dụng cân bằng hệ tiêu hoá rất tốt

Bên cạnh đó bạn nên kiêng khem một số thực phẩm dưới đây:

  • Cay nóng: Nó làm cho tình trạng viêm loét trầm trọng và kích thích tiết dịch axit trong dạ dày.

  • Chất kích thích: Rượu bia, chất có cồn, …

  • Thức ăn muối chua: Chẳng hạn như cà, dưa muối hoặc nhóm tạo axit sẽ làm tăng biểu hiện ợ chua, nóng và gây khó tiêu.

Đau dạ dày nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng rất nguy hiểm. Nếu bạn và người thân đang gặp tình trạng đau dạ dày có thể liên hệ ngay tới Trần Gia Đường để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Nhà thuốc Đông y gia truyền Trần Gia Đường – Kế thừa nhân Trần Văn Nhi

Địa chỉ: Thôn Đá Bạc, Hoàng Hoa Thám, Thành phố Chí Linh, Tỉnh Hải Dương

Hotline:   0977 836 079-0974 720 154

Website:  trangiaduong.vn nhathuoctrangiaduong.com

Facebook:    www.facebook.com/trangiaduongvn

Email:  nhathuoctrangiaduong@gmail.com

Lịch làm việc: Nhà thuốc làm việc tất cả các ngày trong tuần

Giờ làm việc: Sáng 8:00p -12:00p; Chiều 13:30p -17:30p (Có chỗ để ô tô)tất cả các ngày trong tuần,bệnh nhân có thể đặt lịch trước khi đến khám.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Chat với chúng tôi