Xuất huyết dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 

Xuất huyết dạ dày là bệnh lý cấp tính thường gặp của những người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày. Bệnh có thể gây tử vong nếu người bệnh chủ quan hoặc không được cứu chữa kịp thời. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này nhé. 

1. Tổng quan về bệnh xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày hay còn gọi là chảy máu dạ dày là tình trạng chảy máu ở niêm mạc dạ dày. Bệnh xuất hiện nhiều ở nam giới, đặc biệt là những người trong độ tuổi 20 – 50 tuổi. Tuy vậy trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh cũng có thể bị xuất huyết dạ dày nếu bị virus xâm nhập và gây bệnh. 

Theo Lương Y Trần Văn Nhi – phòng khám Đông y gia truyền Trần Gia Đường, xuất huyết dạ dày là biến chứng cấp tính và cực kì nguy hiểm. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến tử vong. 

2. Nguyên nhân gây ra xuất huyết dạ dày

Hiểu được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn phòng ngừa xuất huyết dạ dày
Hiểu được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn phòng ngừa xuất huyết dạ dày

Hiểu được những nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày sẽ giúp bạn ngăn ngừa, phòng bệnh một cách tốt nhất và khoa học nhất. Dưới đây là 10 nguyên nhân gây nên bệnh lý này. 

  • Xuất huyết dạ dày do viêm loét dạ dày tá tràng gây ra

40% bệnh nhân xuất huyết dạ dày do viêm loét dạ dày tá tràng gây nên. Lúc này, dạ dày chảy máu thường do mạch máu bị loét. Nếu các ổ loét mới chỉ gây ra hiện tượng chảy máu mao mạch, số lượng máu chảy ít thì các ổ loét sâu, lâu ở các động mạch sẽ gây ra hiện tượng chảy máu nhiều, ồ ạt. 

  • Xuất huyết dạ dày do bệnh ung thư dạ dày gây ra

Ung thư dạ dày khiến lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, suy yếu, từ đó gây ra tình trạng chảy máu dạ dày. 

  • Xuất huyết dạ dày do lạm dụng rượu bia 

Lạm dụng bia rượu được xem là nguyên nhân hàng đầu gây xuất huyết dạ dày, đặc biệt xảy ra rất nhiều ở nam giới. Theo thầy thuốc Trần Văn Nhi, rượu bia khiến tình trạng thẩm thấu của niêm mạc dạ dày ngày càng tăng, từ đó dẫn đến việc chảy máu dạ dày. 

  • Xuất huyết dạ dày do lạm dụng thuốc Tây 

Các loại thuốc tây giúp giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên nếu dùng lâu dài có thể gây nên tác hại đối với dạ dày. Đặc biệt các loại thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau có thể gây ra tình trạng viêm loét niêm mạc, tổn thương dạ dày, dẫn đến xuất huyết dạ dày. 

Sử dụng thuốc Tây lâu dài, sai cách có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày
Sử dụng thuốc Tây lâu dài, sai cách có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày
  • Viêm dạ dày cấp gây xuất huyết dạ dày

Bệnh viêm dạ dày cấp tính có thể gây ra biến chứng chảy máu dạ dày. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu này có thể kể đến như: do hội chứng ure máu cao, do nhiễm cúm gây viêm dạ dày cấp tính,…

  • Xuất huyết dạ dày do bệnh viêm ruột 

Theo chia sẻ của bác sĩ tại phòng khám Đông y Trần Gia Đường, bệnh viêm loét đại tràng, viêm loét trực tràng sẽ gây tác hại lên niêm mạc đường tiêu hóa, trong đó có dạ dày. Khi niêm mạc dạ dày bị viêm trong thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng xuất huyết dạ dày, gây ảnh hưởng đến tính mạng. 

  • Chảy máu dạ dày do bệnh lý túi thừa

Ở đường tiêu hóa có các túi thừa nhỏ. Trong trường hợp các túi này bị viêm hay nhiễm trùng thì khả năng cao sẽ dẫn đến xuất huyết dạ dày.

  • Ăn uống thiếu khoa học dẫn đến xuất huyết dạ dày

Ăn nhiều đồ cay nóng, mặn, nhiều dầu mỡ sẽ gia tăng các kích thích lên dạ dày, khiến vết loét ở niêm mạc càng ngày càng trầm trọng, dẫn đến hiện tượng xuất huyết dạ dày. 

3. Triệu chứng của xuất huyết dạ dày

Theo thống kê, số người mắc xuất huyết dạ dày ở nam giới chiếm 70%, trong đó tỉ lệ nhiều nhất thuộc về nhóm độ tuổi 30-35. Dưới đây Phòng khám Đông y Trần Gia Đường xin chia sẻ tới các bạn những triệu chứng điển hình của xuất huyết dạ dày, giúp bạn nhận biết nguy cơ mắc bệnh sớm nhất. 

  • Nôn ra máu

Hầu hết bệnh nhân xuất huyết dạ dày đều có hiện tượng nôn ra máu. Lúc này bệnh nhân thấy khó chịu, tanh trong miệng, bụng đầy và khó tiêu, thường xuyên có cảm giác buồn nôn. Lúc nôn sẽ thấy có máu lẫn trong thức ăn. Tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa mà có người nôn ra máu tưới, có người lại nôn ra máu đen. 

  • Thường xuyên đau vùng thượng vị dạ dày

Khu vực nằm giữa 2 bên sườn, trên rốn chính là thượng vị. Nếu xuất hiện cơn đau dữ dội ở vùng thượng vị, kèm theo đó là cảm giác căng cứng bụng, mặt mũi tái xanh, mồ hôi lạnh thì người bệnh cần đi khám ngay để hạn chế những diễn biến nguy hại đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng. 

Cẩn thận với những cơn đau vùng thượng vị vì có thể là triệu chứng của xuất huyết dạ dày
Cẩn thận với những cơn đau vùng thượng vị vì có thể là triệu chứng của xuất huyết dạ dày
  • Sắc tố da thay đổi cũng là triệu chứng của xuất huyết dạ dày

Vốn dĩ chảy máu dạ dày chính là biến chứng của bệnh lý ở dạ dày nên điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Da nhợt nhạt thiếu sức sống, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi suy nhược thì bạn cần đến các cơ sở y tế thăm khám kịp thời. 

  • Bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày có biểu hiện đi ngoài ra máu

Bên cạnh nôn ra máu, thay đổi sắc tố da thì bệnh nhân xuất huyết dạ dày còn bị đi ngoài ra máu. Phân càng đen, mùi càng khó chịu thì có nghĩa tình trạng chảy máu càng nặng. 

  • Hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp, vã mồ hôi….có thể là triệu chứng của xuất huyết dạ dày

Sau một thời gian dạ dày bị chảy máu nhưng không được phát hiện, cơ thể sẽ bị thiếu máu trầm trọng. Các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi chính là hồi chuông cảnh báo cho việc thiếu máu, sâu xa hơn nữa là chảy máu dạ dày. 

4. Biến chứng nguy hiểm của xuất huyết dạ dày

Bệnh có thể hồi phục nếu hiện tượng xuất huyết ít, người bệnh được điều trị kịp thời. Ngược lại, trong trường hợp máu chảy ra nhiều trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến mất máu cấp tính. Người bệnh sẽ có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, chân tay lạnh, tụt huyết áp. Nếu không được thăm khám, cấp cứu và chữa trị kịp thời có thể sẽ gây tử vong. 

5. Cách điều trị xuất huyết dạ dày

Đông y giúp điều trị xuất huyết dạ dày tận gốc
Đông y giúp điều trị xuất huyết dạ dày tận gốc

Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho mỗi người. Dưới đây là một số cách điều trị chứng bệnh này, cụ thể như sau: 

  • Sử dụng các loại thuốc Tây để điều trị

Các loại thuốc như Cimetidin, Famotidinc có thể được dùng để cầm máu. Một số loại thuốc khác có tác dụng trung hòa axit dạ dày, ức chế bơm proton cũng được bác sĩ đưa vào phác đồ điều trị. 

  • Chữa xuất huyết dạ dày cấp tính bằng cách phẫu thuật

Mổ nội soi dạ dày sẽ được chỉ định khi bệnh nhân đã được rửa dạ dày nhưng vẫn chưa cầm được máu. Trong khi đó mổ hở áp dụng với tình trạng nguy cấp hơn khi máu chảy ồ ạt và người bệnh đứng trước nguy cơ tử vong. 

  • Đông y chữa xuất huyết dạ dày

Trường hợp bệnh nhân ở giai đoạn đầu của bệnh, tình trạng xuất huyết ít thì Đông y là phương pháp chữa bệnh rất hiệu quả. 

Có thể nói rằng xuất huyết dạ dày là một biến chứng nguy hiểm của các bệnh lý dạ dày. Mặc dù vậy, bệnh hoàn toàn có thể khỏi và không gây nguy hại cho sức khỏe nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời. Hi vọng qua bài viết này, quý độc giả đã phần nào hiểu hơn về xuất huyết dạ dày, từ đó sở hữu cho mình kiến thức về sức khỏe đúng, đủ và có ích. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Chat với chúng tôi